Thương hiệu là gì?

Thương hiệu

Khái niệm thương hiệu được đặc trưng như một biểu tượng, tên gọi, thuật ngữ, hoặc bất kỳ dấu hiệu nào giúp nhận biết công ty, sản phẩm hoặc cá nhân nào đó. Thương hiệu được coi là một tài sản không vật của doanh nghiệp hoặc cá nhân và đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và thịnh vượng trên thị trường.

Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, thương hiệu được định nghĩa là “một cái tên, thuật ngữ, thiết kế, ký hiệu hoặc bất kỳ đặc điểm nào khác để phân biệt hàng hóa/dịch vụ của người bán này với những người bán khác.”

Ý nghĩa của Thương hiệu đối với Doanh nghiệp

  1. Nhận diện Doanh nghiệp: Thương hiệu chơi một vai trò quan trọng trong việc xây dựng nhận thức về doanh nghiệp. Nó giúp mở rộng mức độ nhận thức về công ty và sản phẩm, tạo ra sự phân biệt và gia tăng sự cạnh tranh so với các đối thủ.
  2. Thu hút Khách hàng Tiềm năng: Người tiêu dùng thường tin tưởng và ưu tiên lựa chọn các sản phẩm, dịch vụ từ những doanh nghiệp có thương hiệu mạnh mẽ. Các doanh nghiệp có thương hiệu không chỉ tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc thu hút khách hàng, mà còn được khách hàng chủ động tìm kiếm.
  3. Đứng vững trên thị trường: Trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh, thương hiệu là yếu tố quyết định giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Có một thương hiệu mạnh mẽ giúp xây dựng mối quan hệ với khách hàng, tạo ra lòng trung thành và hợp tác lâu dài.

Phân biệt giữa Nhãn hiệu và Thương hiệu

Người ta thường gặp hiểu lầm giữa nhãn hiệu và thương hiệu do sự không rõ ràng trong các định nghĩa. Thương hiệu được coi là một tài sản lớn và vô hình, là mục tiêu mà mọi doanh nghiệp đều muốn xây dựng để nâng cao vị thế cạnh tranh.

Ngược lại, nhãn hiệu là những yếu tố cụ thể và hữu hình bao gồm từ ngôn ngữ, hình ảnh và biểu tượng, có thể thay đổi linh hoạt theo xu hướng và nhu cầu thị trường. Nhãn hiệu thường được bảo vệ pháp lý trong khoảng 10 năm, trong khi giá trị của thương hiệu không bị giới hạn theo thời gian, phản ánh quá trình dài hạn xây dựng và phát triển của doanh nghiệp.

9 yếu tố cơ bản của một thương hiệu

  1. La bàn thương hiệu (Brand Compass)

Công dụng của la bàn là định hướng, thế nên la bàn thương hiệu là yếu tố giúp xác định hướng đi cho công ty, doanh nghiệp. Bao gồm 5 phần là mục đích, tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị và mục tiêu nhằm tóm tắt một cách cơ bản nhất về bức tranh thương hiệu mà doanh nghiệp mong muốn hướng đến. Với la bàn thương hiệu, bạn có thể vạch ra một kế hoạch cụ thể để đến được mục đích cuối cùng cho doanh nghiệp.

  1. Văn hoá công ty (Company culture)

Một trong những vấn đề được mọi người quan tâm là văn hóa doanh nghiệp. Đây là điều mà các doanh nghiệp luôn ưu tiên xây dựng nhằm truyền cảm hứng làm việc cho toàn thể nhân viên, và là yếu tố quyết định thời gian gắn bó của họ với tổ chức.

Văn hóa doanh nghiệp phù hợp, môi trường làm việc thân thiện, gần gũi và hòa đồng, có chính sách – đãi ngộ tốt cho nhân viên sẽ giúp tăng năng suất làm việc tăng cũng như thu hút nhiều ứng cử viên sáng giá. Chính điều này, tạo nên thương hiệu về môi trường làm việc đáng mơ ước của doanh nghiệp.

  1. Tính cách thương hiệu (Brand Personality)

Tính cách thương hiệu cũng tương tự như tính cách con người. Bao gồm những đặc trưng, đặc điểm nhận dạng và hành động gắn liền với thương hiệu. Tính cách thương hiệu sẽ dễ dàng được nhận ra bởi những người bạn thân (khách hàng trung thành). Tính cách thương hiệu sẽ dễ dàng thu hút những khách hàng có cùng sự tương đồng về lối suy nghĩ.

  1. Kiến trúc thương hiệu (Brand Architecture)

Đây là bản mô tả về quy trình chiến lược của doanh nghiệp với một sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Kiến trúc thương hiệu cần được thiết lập ngay từ khi bắt đầu để phát triển, mở rộng thị phần và vị thế của doanh nghiệp.

Kiến trúc thương hiệu giúp người dùng tiếp cận, tương tác về những gì liên quan đến thương hiệu. Một kiến trúc thương hiệu bao gồm sự kết nối chặt chẽ giữa tên, biểu tượng, màu sắc trong hình ảnh, cách bày trí, chủ đề,… được truyền tải đến khách hàng. Đây được xem là giá trị giúp doanh nghiệp tối ưu hóa được hiệu suất tiếp thị.

  1. Tên thương hiệu và slogan (Brand Name & Tagline)

Tên thương hiệu và slogan có thể nói là 2 gương mặt đại diện của doanh nghiệp. Tên thương hiệu cần phải có ý nghĩa với người sáng lập, cộng đồng, hoặc mang thông điệp truyền tải về sản phẩm đến với khách hàng.

Slogan sẽ có thể chứa toàn bộ những thông điệp hoặc mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Do đó mà quá trình đặt tên và để ra được slogan cho doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian và cả chi phí.

  1. Hệ thống nhận diện thương hiệu (Brand Identity)

Bao gồm những logo, hình ảnh, khẩu hiệu,… giúp khẳng định thương hiệu ở mọi lúc mọi nơi. Hay nói cách khác, hệ thống nhận diện thương hiệu là những gì mọi người có thể thấy và liên tưởng ngay đến thương hiệu trong cuộc sống hằng ngày. Một hệ thống nhận diện thương hiệu hiệu quả sẽ thể hiện được tất cả các đặc điểm của thương hiệu bao gồm giọng nói, la bàn thương hiệu,…

  1. Giọng nói và thông điệp thương hiệu (Brand Voice & Messaging)

Bên cạnh những hình ảnh, thương hiệu còn được nhận diện bởi âm thanh và những thông điệp mà thương hiệu mang đến cho khách hàng có thể được bao gồm bởi những câu chuyện, âm thanh truyền đạt.

Sự đồng nhất trong cách truyền đạt thông điệp và những âm thanh đặc trưng giúp khách hàng dễ dàng nhận diện. Trong mọi trường hợp, giọng nói thương hiệu mang hiệu quả tốt cho quá trình tạo dựng thương hiệu. Thông qua việc từ từ thâm nhập vào tiềm thức và khiến khách hàng nhận ra ngay thương hiệu trong thời gian ngắn khi được gợi nhắc.

  1. Website doanh nghiệp

Đây được xem là ngôi nhà, hình ảnh đại diện và là gian hàng online của doanh nghiệp. Website là công cụ, cánh tay đắc lực của doanh nghiệp cho việc quảng bá thương hiệu.

Những thông tin về doanh nghiệp, tin tức mới nhất hay hàng hóa/dịch vụ đang được kinh doanh sẽ liên tục cập nhật trên website nhanh nhất. Website doanh nghiệp giúp tiếp cận được một lượng lớn khách hàng tiềm năng, tăng hiệu quả truyền thông và giúp mở rộng không gian bán hàng, tăng độ phủ sóng và độ nhận diện cho thương hiệu của doanh nghiệp.

  1. Phương tiện truyền thông (Social media)

Trong thời đại 4.0 hiện nay, mọi người dành rất nhiều thời gian cho mạng khoảng từ 3 – 5 tiếng mỗi ngày. Do đó, việc tiếp cận khách hàng trên diện rộng sẽ dễ dàng hơn khi những quảng cáo, sản phẩm, tin tức được đăng trên các trang mạng xã hội.

Social media là một công cụ tuyệt vời với mỗi doanh nghiệp, giúp gia tăng độ nhận diện thương hiệu, tăng được lượt tương tác với khách hàng đồng thời thúc đẩy hành động mua hàng tiện lợi và nhanh chóng mà hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, để đạt được những hiệu quả đó, bạn cần phải đầu tư tốt về phần hình ảnh, nội dung để thu hút người đọc.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:—————————————————————————————————————————
ALI MEBUS

    • Đường dây nóng: 0898 29 5656
    • Trang web: https://alimebus.com | Email: alimebusvn@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *