Tầm quan trọng của màu sắc trong thiết kế

Trong cuộc sống, màu sắc có mặt ở khắp mọi nơi. Mỗi vật, mỗi cảnh đều có những màu sắc riêng của nó. Màu sắc tác động đến nhận thức của chúng ta. Trong thiết kế nhận diện thương hiệu màu sắc  đóng vai trò quan trọng. Nó giúp thu hút ánh nhìn và cảm xúc của người tiêu dùng với sản phẩm. Trên thực tế, màu sắc giúp tăng khả năng nhân diện thương hiệu lên đến 85%.

Mỗi gam màu sáng, tối hay gam màu ấm, lạnh sẽ khơi gợi lên các ấn tượng khác nhau. Cho nên, những sản phẩm thiết kế sẽ được lựa chọn những gam màu sắc thích hợp để truyền tải những thông điệp đặc biệt tới khách hàng. Vậy mỗi loại màu  sắc trong thiết kế có ý nghĩa và công dụng như thế nào? Làm sao để biết được màu sắc thương hiệu và sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp bạn cung cấp có phù hợp với nhau không? Bài viết dưới đây Ali Mebus sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi  trên.

1. Gam màu ấm

Đỏ, cam, vàng là ba tông màu đại diện và tiêu biểu cho những sắc màu ấm áp. Nó gợi lên những cảm xúc hạnh phúc, lạc quan và tràn đầy năng lượng.

Những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như KFC hay McDonald’s đều sử dụng kết hợp tông cam đỏ cho thương hiệu của mình. Rất đơn giản! Vì họ muốn tạo cảm giác đói bụng trong tâm trí của khách hàng . Tất nhiên khách hàng sẽ bị kích thích mong muốn thèm ăn và mua sản phẩm ngay lập tức. Với một chi tiết  đơn giản này  nhưng lại cực kỳ hiệu quả trong việc đánh vào tâm lý khách hàng.

  • Màu đỏ

Màu đỏ là tông màu rất nóng. Nó liên quan đến hỏa hoạn, bạo lực chiến tranh. Bên cạnh đó, màu đỏ còn tượng trưng cho tình yêu và đam mê. Trong thiết kế, màu đỏ là một màu nổi bật. Đây chính là màu sắc mang tính chất mạnh mẽ, đầy năng lượng, có khả năng thu hút sự chú ý có thể làm biểu tượng cho sức mạnh, sự tự tin và quyền lực.

Nếu bạn muốn khách hàng chú ý đến thương hiệu, sản phẩm bạn đang kinh doanh thì nên sử dụng màu đỏ. Đó sẽ là một màu sắc tuyệt vời,  là điểm nhấn giúp khơi dậy cảm giác phấn khích cũng như ấn tượng hơn đối với sản phẩm.

Ngành phổ biến: Ẩm thực, ô tô, công nghệ, nông nghiệp.

Ngành không phổ biến: Tài chính,  quần áo

Nguồn: KFC

  • Màu cam

Màu cam là một màu mang đến cảm giác năng động và tràn đầy năng lượng. Màu cam cũng gắn liền với sự sáng tạo. Trong lĩnh vực thiết kế, màu cam được đánh giá là gam màu thân thiện và hấp dẫn. Nếu muốn thể hiện cảm giác đầy sức sống và hạnh phúc thì màu cam sẽ là sự biểu đạt hoàn hảo cho sự lựa chọn này.  Thật là tuyệt vời nếu bạn sử dụng tông Cam cho một lời kêu gọi hành động để mua hoặc đăng ký một sản phẩm.

Màu cam phù hợp với những sản phẩm và dịch vụ cho người trẻ năng động và tránh dùng với các ngành hàng xa xỉ, sang trọng.

Ngành phổ biến: Công nghệ, chăm sóc sức khỏe

Không phổ biến: Năng lượng, tài chính, hàng không, ô tô

Nguồn: Fanta

  • Màu vàng

Màu vàng là màu sắc của anh nắng mặt trời, màu vàng thể hiện sự tích cực, hạnh phúc, vui vẻ, sức sáng tạo, động lực thúc đẩy. Cho nên, màu vàng sẽ khiến khách hàng cảm thấy vui vẻ và lạc quan khi nhìn sản phẩm của bạn. Tuy nhiên, với màu sắc tràn đầy năng lượng này nếu lạm dụng nhiều sẽ tạo ra cảm giác rẻ tiền, Vì thế, trong thiết kế nên ứng dụng màu vàng một cách vừa phải, để tạo cảm giác thoải mái đối với người xem.

Ngành phổ biến: Năng lượng, ẩm thực, dụng cụ gia đình

Không phổ biến: Tài chính, quần áo, ô tô, công nghệ

2. Gam màu lạnh

Những gam màu lạnh  bao gồm:  Xanh lá cây, Xanh dương và Tím. Đây là những gam màu mát mẻ đem đến sự nhẹ nhàng, bình yên nhưng cũng gợi lên những cảm xúc buồn man mác và sự lạnh lẽo.

  • Màu Xanh lá cây

Xanh lá cây là màu tượng trưng cho sức khỏe, sự khởi đầu mới, sự tăng trưởng. Ngoài ra nhắc đến màu xanh  chúng ta liên tưởng đến màu cây cối sinh sôi nảy nở. Nó cũng biểu thị sự đổi mới và phong phú. Trong thiết kế, màu xanh lá cây có thể có hiệu ứng cân bằng và hài hòa, và rất ổn định.  Được đánh giá là một màu sắc tuyệt vời nếu công ty của bạn muốn truyền tải thông điệp về sự tăng trưởng mạnh mẽ hoặc gia tăng niềm cảm hứng làm việc cho nội bộ nhân viên.

Ngành phổ biến: Năng lượng, tài chính, ẩm thực, dụng cụ gia đình, bất động sản

Không phổ biến: ô tô

Nguồn: Ecopark

 

  • Màu Xanh dương

Xanh dương gợi lên cảm giác yên bình và tin tưởng. Theo nghiên cứu, có đến 33% các thương hiệu hàng đầu trên thế giới sử dụng màu xanh dương. Cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi đây là một trong những màu sắc được ưa thích nhất bới sự nhẹ nhàng mà nó toát lên với người xem. Xanh dương là màu được các thương hiệu lớn trên thế giới ưu tiên sử dụng nhiều nhất có lẽ bởi tính đa năng của màu này. Màu xanh dương mang biểu tượng cho sự tin cậy, an toàn, có trách nhiệm.

Bên cạnh đó, màu xanh dương đậm rất phù hợp cho  thiết kế nhận diện cho doanh nghiệp.  Vì nó đem đến sự chuyên nghiệp và tin tưởng. Mặc khác, xanh dương nhạt mang lại sự thư giãn và thoải mái hơn nên hay được sử dụng cho thiết kế các mạng xã hội như Facebook hay Twitter…

Ngành phổ biến: Năng lượng, hàng không, tài chính, công nghệ

Không phổ biến: Chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp

Nguồn: Pepsi

  • Màu Tím

Màu tím thường được liên tưởng đến sự thuỷ chung trong tình yêu. Trong thiết kế, màu tím  gợi cảm giác sang trọng và lãng mạng. Màu tím gắn liền với sự sáng tạo, sự cao quý, trung thành, hoàng gia và hạnh phúc. Các sản phẩm làm đẹp tận dụng khá tốt gam màu này vì nó gợi lên sự dịu dàng nhưng cũng không kém phần sang trọng cho tác phẩm thiết kế.

Ngoài ra. màu tím cũng là màu đại diện cho nữ tính, với tính nhạy cảm và chút hoài niệm. Vì vậy khi cung cấp sản phẩm, dịch vụ mà có đối tượng khách hàng chính là phụ nữ thì bạn có thể chọn màu này.

Ngành phổ biến: Tài chính, công nghệ, chăm sóc sức khỏe

Không phổ biến: Năng lượng, nông nghiệp

Nguồn: Fedex

    3. Gam màu trung lập

Màu sắc trung tính bao gồm các loại màu:  Trắng, Đen, Xám, Nâu – là những gam màu nền tiêu biểu được sử dụng thường xuyên và khá phổ biến trong các tác phẩm thiết kế.

  • Màu Trắng

Màu trắng đối lập với màu đen, nhưng cũng giống như màu đen, nó có thể kết hợp tốt với bất kỳ màu nào khác. Màu trắng đại diện cho sự hoàn hảo, đơn giản, tinh khiết, sạch sẽ và đức hạnh. Trong thiết kế, màu trắng  được xem là một phông nền trung tính cho phép các màu khác trong thiết kế nổi bật hơn trên nền trắng. Màu trắng thường được sử dụng  phổ biến trong thiết kế tối giản. Thông qua thiết kế,  màu trắng có thể miêu tả mùa đông hoặc mùa hè, tùy thuộc vào các họa tiết thiết kế khác và màu sắc bao quanh nó.

Bên cạnh đó, khi nghĩ đến màu trắng chúng ta có thể liên tưởng đến ngay đến  áo blouse trắng của bác sĩ, váy cưới.

Ngành phổ biến: quần áo, may mặc, chăm sóc sức khỏe.

Không phổ biến: tài chính, ẩm thực.

Nguồn: Calvin Klein

  • Màu Đen

Màu đen là màu trung tính mạnh nhất. Xét về mặt tích cực, nó thường tượng trưng cho sức mạnh, quyền lực, sự xa xỉ, quý phái, sang trọng và hình thức. Mặt còn lại thường được biết đến như điềm xấu.

Trong thiết kế, màu đen thường được sử dụng cho phần chức năng khác và phần kiểu chữ, vì tính trung lập của nó. Màu đen có thể giúp truyền đạt cảm giác tinh tế và bí ẩn trong thiết kế dễ dàng hơn. Cho nên, khi sử dụng màu đen cho thương hiệu, doanh nghiệp cần kết hợp với các màu tương phản như vàng, trắng tùy trường hợp để làm bật lên được thông điệp mà thương hiệu truyền tải.

Ngành phổ biến: Quần áo, may mặc, công nghệ, ô tô, mỹ phẩm

Không phổ biến: năng lượng, tài chính, hàng không, chăm sóc sức khỏe, ẩm thực

Nguồn: Mac

  • Màu Xám

Màu xám là một màu trung tính. Màu xám đại diện cho sự bảo thủ, sự nghiêm túc và trang trọng. Nó cũng được xem là sắc thái của thời đại hay biểu tượng thời đại. Màu xám tinh khiết là sắc thái của màu đen, mặc dù màu xám có thể có màu xanh hoặc màu nâu trộn lẫn. Trong thiết kế, nền màu xám là rất phổ biến, như là kiểu chữ màu xám.. Trong một số thiết kế, ánh sáng màu xám có thể được sử dụng thay cho màu trắng , và màu xám đen có thể được sử dụng thay cho màu đen.

Ngành phổ biến:  Thời trang, nội thất, trang trí, công nghệ, ô tô…

Không phổ biến: Tài chính, chăm sóc sức khỏe, ẩm thực

Nguồn: AUDI

  • Màu Nâu

Màu nâu là một màu hoàn toàn tự nhiên và trung tính ấm áp. Nó được sử dụng nhiều trong ngành thực phẩm hữu cơ và tự nhiên, các sản phẩm làm đẹp. Các sản phẩm đó lại là đại diện của tính tinh khiết, bền bỉ, tin cậy. Trong thiết kế, màu nâu thường được sử dụng làm màu nền. Nó giúp mang lại cảm giác ấm áp và tuyệt vời cho thiết kế.  Đôi khi, màu nâu được sử dụng trong thay thế cho màu đen, hoặc dùng trong hình nền hoặc kiểu chữ. Khi thiết kế bạn  cần cẩn thận khi sử dụng bởi màu nâu dễ khiến mọi người liên tưởng đến sự kém sạch sẽ.

Ngành phổ biến: Quần áo, ô tô, nông nghiệp

Không phổ biến: Tài chính, hàng không, công nghệ

Nguồn: Louis Vuitton

Điều quan trọng nhất về màu sắc mà bạn nên biết đó là nó chỉ mang tính chất chủ quan. Màu sắc có thể khiến người này cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc nhưng có thể khiến người khác bực tức, khó chịu. Đó  chính là lý do tại sao màu sắc lại đóng vai trò quan trọng đối với thiết kế nhận diện thương hiệu như vậy. Cho nên, hãy nghiên cứu kỹ khách hàng mục tiêu sẽ tiếp cận sản phẩm và sử dụng những màu sắc phù hợp để truyền tải những cảm xúc mới lạ và sáng tạo nhé.

Vậy màu sắc bạn dùng trong thiết kế nhận diện thương hiệu của mình là  gì? Hãy liên hệ với Ali Mebus để cùng tạo nên những thiết kế tuyệt vời, chuyên nghiệp nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *